Sau bài viết về “Việc làm cho sinh viên thiết kế”, J nhận được hai email từ các bạn sinh viên hỏi về một vấn đề rất ngây ngô và đáng yêu:
“Portfolio là gì?”
Vì thế, J đã sưu tầm bài viết của tác giả này về blog việc làm cho sinh viên thiết kế của mình và hi vong sẽ bổ xung kiến thức còn thiếu về khái niệm rất quan trọng cho các bạn sinh viên thiết kế nhé!!
Mình bắt đầu thôi nào!
Portfolio là gì?
Nói một cách chính xác nhất
và phù hợp với nhiều đối tượng nhất thì portfolio là Hồ sơ năng lực. Là thông
điệp truyền tải nội dung về khả năng của bạn/công ty bạn đến khách hàng!
Tại sao cần portfolio?
Bất kì thứ gì cũng có giá
trị của nó và không sinh ra một cách dư thừa, portfolio cũng vậy! Mục địch của
portfolio là đem đến cho người đọc các thông tin về bạn/công ty của bạn. Nó chứng
tỏ khả năng một cách rõ ràng, mạch lạc và nhanh gọn đến khách hàng.
Khi bạn muộn kí hợp đồng với
đối tác, xin gia nhập một công ty,… thì portfolio là thứ không thể thiểu, đừng
nghĩ rằng “tay không” có thể “bắt giặc” được. Trong một thế giới phẳng hiện
nay, chỉ có những người có khả năng mới vươn lên được. Hãy cố gắng thể hiện điều
này qua portfolio của bạn.
Một portfolio gồm những gì?
1. Giới thiệu:
Điều đó là đương
nhiên rồi. Người xem cần phải biết họ đang xem hồ sơ của ai/công ty gì. Hãy cố
gắng giới thiệu chi tiết về bạn, tất nhiên, tùy vào mức độ bảo mật thông tin
của bạn. Bạn có thể nói nhiều, nói ít những hãy đảm bảo các yếu tố sau:
- Tên tuổi.
- Lĩnh vực hoạt
động.
- Lịch sử hình
thành (với công ty) hoặc đôi nét về bản thân (với cá nhân).
- Kinh nghiệm.
- Các khách hàng.
- Giải thưởng.
- Và quan trọng
nhất, địa chỉ liên lạc của bạn. Thật tệ nếu người xem rất ưng ý với bạn mà
không thể tìm thấy thông tin liên lạc. Hãy để nó ở những vị trí thường gặp như
trong chân trang (giấy in), cuối quyển (theo dạng quyển in), hoặc có hẳn một
trang liên hệ (với website).
2.
Các sản phẩm tiêu biểu:
Không nên đưa toàn
bộ các sản phẩm của bạn vào portfolio, đơn giản là không phải sản phẩm nào của
bạn cũng tốt và hoàn hảo, những sản phẩm kém chất lượng có thể làm khách hàng
của bạn bận tâm. Việc đưa ít sản phẩm lên cũng làm portfolio của bạn gọn hàng
hơn, thật đáng ngại khi phải đọc một portfolio có độ dầy như một quyển tiểu
thuyết.
3.
Những lời nhận xét:
Các giải thưởng
(nếu có) sẽ giúp giá trị của bạn tăng lên rất nhiều. Điều này sẽ càng được
thuyết phục hơn khi có những lời nhận xét tốt của những khách hàng đã sử dụng
dịch vụ của bạn hoặc những người quản lý trực tiếp bạn ở các công ty cũ.
Tiếp cận khách hàng qua portfolio như thế nào?
1.
In ấn:
Đây là cách cổ điển nhất và cũng thường gặp
nhất. Hãy chú ý đến khổ giấy và chất lượng in. Thông thường portfolio sẽ được
in theo khổ A4 vì đây là một khổ giấy phổ biến.
Bạn không nên tiết kiệm cho khâu thiết kế, vì nếu có được
một thiết kế chuyên nghiệm, công ty bạn/cá nhân bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
Quần áo không làm nên con người nhưng con người bị đánh giá qua cách mặc quần
áo!
2.
Bản PDF:
Lời khuyên từ blog việc
làm cho sinh viên thiết kế dành cho bạn là: Không phải lúc nào chúng ta
cũng có thể gửi trực tiếp hồ sơ của mình ngay cho khách hàng nên một file đính
kèm để gửi qua email là không thể thiếu. Thông thường portfolio dùng để gửi
đính kèm qua email thường để ở định dạng PDF vì ở đinh dạng này, gần như không
thể chỉnh sửa được nội dung đồng thời chất lượng hình ảnh, dung lượng của nó
đều rất đáng kinh ngạc.
3. Một portfolio trực tuyến
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ
của Internet ngày nay, chúng ta không thể đứng ngoài và nhìn theo một cách hờ
hững được. Nếu doanh nghiệp của bạn đã có website, đơn giản là bạn chỉ việc đưa
một đường link để khách hàng có thể download portfolio dạng PDF về máy để xem.
Cầu kì hơn, bạn có thể xây dựng một website riêng để làm portfolio.
Đối với cá nhân là thiết kế đồ họa, những người làm
freelance thì một portfolio trực tuyến là điều cần thiết số 1. Không chỉ là nới
thể hiện các sản phẩm đã làm, nó khiên cho người xem, khách hàng của bạn,… sẽ
ấn tượng hơn rất nhiều về khả năng của bạn!
Làm portfolio như thế nào khi tôi chưa đi làm và chưa có kinh nghiệm?
Blog “Việc làm cho sinh viên thiết kế” cũng từng nói về vấn đề thiếu khi nghiệm này rất nhiều lần với các bạn
sinh viên nói chung và sinh viên chuyên nghành thiết kế nói riêng.
Đây là một câu hỏi thực sự nhàm chán khi phải trả lời các
bạn mới vào nghề mà tôi đã nghe hàng trăm lần. Tôi cũng đã nói nhiều và không
chỉ ở bài viết này, hãy đọc các bài viết khác của tôi. Nếu bạn chưa có kinh
nghiệm thì sao? Không sao cả, chẳng ai sinh ra đã biết mọi thứ. Kĩ năng cũng như
sự nhận biết đều phải trải qua những thử thách. Hãy tự mình đề ra các bài tập,
lên mạng search một khách hàng bất kì và tự mình làm ra các sản phẩm theo yêu
cầu đó. Những điều bạn chưa có bạn hoàn toàn có thể tạo ra. Không ai bắt buộc
bạn phải đưa những sản phẩm có thật vào trong portfolio!
Nguồn: 4mua.jnfo
việc làm thêm cho sinh viên cv đơn giản và không tốn nhiều thời gian
ReplyDelete